Các hạng mục bảo dưỡng cho xe Toyota sau 80.000 km
80.000 km cũng là mốc thời gian quan trọng cần kiểm tra lại hệ thống này.
Một chiếc ô tô sử dụng theo năm tháng sẽ không tránh khỏi những hao mòn và hư hỏng phụ tùng. Chúng ta cần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, kịp thời phát hiện hư hỏng, tiến hành bảo dưỡng và thay thế phụ tùng để đảm bảo tính an toàn của chiếc xe trong suốt quá trình sử dụng.
Thông thường, tùy theo số Km đi được và tần suất làm việc của xe, ta sẽ có mức độ thay thế và bảo dưỡng phụ tùng khác nhau như được đưa ra trong sổ bảo dưỡng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Sau đây là những hạng mục cần bảo dưỡng, thay thế khi chiếc xe đã chạy được 80.000-100.000 km cho các dòng Toyota phổ thông theo đề nghị của nhà sản xuất.
Những hạng mục bảo dưỡng khi chiếc Toyota của bạn chạy được 80.000km
Các dòng xe Toyota phổ thông có dung tích động cơ từ 1.5L đến 2.5L gần như có mốc thời gian bảo dưỡng định kỳ tương đương nhau. Giai đoạn thực hiện bảo dưỡng cấp lớn là 40.000 km, 80.000 km, 120.000 km … (chu kỳ lặp lại sau mỗi 40.000 km cho lần bảo dưỡng tiếp theo).
Sau 80.000 km, việc thay thế và bảo dưỡng các phụ tùng cho chiếc xe là nhiều nhất vì đây là thời điểm chiếc xe cần được bảo dưỡng lớn (trung tu – thay thế định kỳ đa số các phụ tùng cũng như đến thời kỳ bảo dưỡng định kỳ thường xuyên).
Lịch kiểm tra bảo dưỡng cho các dòng xe phổ thông của Toyota
Sau đây là danh sách các hạng mục cần kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế cho ô tô sau 80.000-100.000 km:
Nhớt động cơ và lọc nhớt: Nhớt động cơ cần thay thế định kỳ sau mỗi 5.000 km, lọc nhớt cũng thay mới sau mỗi 10.000 km. Đây cũng là một mốc thời gian kiểm tra bảo dưỡng định kỳ và chiếc xe của bạn cũng cần thay thế dầu bôi trơn cũng như thay lọc nhớt mới.
Thay nhớt và lọc nhớt đúng kỳ hạn
Lọc nhiên liệu (lọc xăng): Lọc nhiên liệu trên ô tô được khuyến cáo nên thay thế mới sau mỗi 40.000 km. Ở 80.000 km là thời điểm chiếc xe tiếp tục được thay thế chi tiết này.
Thay lọc nhiên liệu sau mỗi 40.000 km
Lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa: Sau mỗi 40.000 km, lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ dính đầy bụi bẩn và gây nghẹt khiến xe chạy hao xăng hơn, gây ô nhiễm hơn. Lọc gió điều hòa quá dơ làm giảm hiệu suất giàn dạnh, gây mùi hôi và là nguyên nhân gây ra các bệnh lây nhiễm. Tại thời điểm này, chúng ta cũng cần thay thế hai chiếc lọc gió mới.
Lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa cũng cần thay mới định kỳ sao mỗi 40.000 km
Dầu hộp số, dầu cầu: Với những xe sử dụng hộp số tự động, dầu hộp số cũng quan trọng không kém dầu máy. Dầu hộp số giúp giảm ma sát trơn và đảm bảo nhiệt độ làm việc trong hộp số. Việc không thay thế dầu hộp số đúng hạn có thể làm hộp số bị hư hỏng nặng và sửa chữa tốn kém về sau. Nên thay thế dầu hộp số và dầu cầu định kỳ sau mỗi 80.000 km để đảm bảo xe hoạt động tốt, bảo vệ các chi tiết truyền động.
Thay dầu hộp số sau mỗi 80.000 km
Dầu trợ lực: Dầu trợ lực sử dụng lâu ngày sẽ bị thoái hóa và nhiễm bẩn do các mạt vụn hao mòn trong hệ thống lái và chúng cũng cần thay thế định kỳ. Theo lịch bảo dưỡng của Toyota, dầu trợ lực cần được thay mới sau mỗi 40.000 km. Và khi đã đi được hơn 80.000 km cũng là lúc bạn phải thay thế môi chất này.
Nên thay dầu trợ lực mới đúng kỳ hạn
Dầu thắng mới: Trong thành phần dầu thắng có chứa chất Glycol hút nước mạnh. Sau khi sử dụng lâu ngày, dầu phanh sẽ bị nhiễm nước làm giảm nhiệt độ sôi của dầu phanh, giảm hiệu quả của hệ thống phanh và thúc đẩy quá trình ăn mòn các chi tiết của hệ thống ABS. Dầu phanh cần phải thay thế định kỳ sau mỗi 40.000 km để đảm bảo chất lượng dầu, áp suất thủy lực trong hệ thống, giúp hệ thống phanh làm việc tốt nhất.
Thay dầu thắng sau mỗi 40.000 km giúp hệ thống phanh luôn làm việc tốt nhất
Nước làm mát: Sau một thời gian dài làm việc, nước làm mát sẽ biến chất và lẫn nhiều cặn bẩn, không còn tác dụng tốt như lúc đầu. Chúng ta cần thay thế nước làm mát mới sau mỗi 40.000 km để đảm bảo hệ thống làm mát làm việc hiệu quả.
Thay nước làm mát mới sau mỗi 40.000 km
Bugi mới: Phải làm việc liên tục trong thời gian dài với điều kiện khắc nghiệt, những chiếc bugi đánh lửa sẽ bị mòn các cực dẫn đến đánh lửa kém, làm tiêu hao nhiên liệu và tăng lượng khí thải của xe. Nên thay bugi mới sau mỗi 40.000 km nếu xe sử dụng bugi thường và sau 100.000 km nếu sử dụng bugi Platin hoặc Inridium.
Thay bugi đúng kỳ hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất
Ắc qui: Một chiếc ắc qui sử dụng trên ô tô thường có tuổi thọ hơn hai năm (khoảng 40.000 km). Trong thời gian này, bạn cần bảo dưỡng và vệ sinh ắc quy nhằm kéo dài tuổi thọ cho thiết bị này. Các chuyên gia khuyến cáo nên thay ắc qui mới sau 40.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng. Điều này có nghĩa chiếc xe của bạn cũng cần chiếc ắc qui mới sau 80.000 km.
Ắc quy nên thay mới sau 40.000 km hoặc sau hai năm sử dụng
Kiểm tra hệ thống phanh: Hệ thống phanh là hệ thống an toàn quan trọng nhất trên xe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và nhớ thời gian kiểm tra, thay thế má phanh đúng hạn kỳ. Theo lịch bảo dưỡng của Toyota, hệ thống phanh cần kiểm tra kỹ lưỡng sau mỗi 20.000 km, cần kiểm tra độ dày má phanh, đĩa phanh, piston phanh… để phát hiện và thay thế kịp thời.
Kiểm tra hệ thống phanh định kỳ giúp đảm bảo an toàn
Kiểm tra hệ thống lái: Hệ thống lái giúp tài xế điều hướng và nó cũng không kém phần quan trọng. Một hệ thống lái gặp trục trặc gây mất an toàn và gây thiếu cảm giác lái cho tài xế. Để đảm bảo hệ thống lái luôn hoạt động tốt, bạn cần kiểm tra định kỳ sau 20.000 km để phát hiện những bất thường và kịp thời xử lý. 80.000 km cũng là mốc thời gian quan trọng cần kiểm tra lại hệ thống này.
Định kỳ kiểm tra hệ thống lái để đảm bảo an toàn và phát hư hỏng kịp thời
Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lạnh: Hệ thống lạnh cũng như các hệ thống khác, cần kiểm tra định kỳ để phát hiện kịp thời để phòng ngừa những hư hỏng không mong muốn như dây curoa bị đứt, khớp ly hợp hị hỏng, hở đường ống dẫn khí, xì lốc lạnh… Các chuyên gia khuyên nên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lạnh định kỳ sau mỗi 40.000 km.
Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lạnh sau mỗi 40.000 km
Hệ thống treo: Hệ thống treo luôn chịu tác dụng của nhiều lực phức tạp khi xe di chuyển trên đường, nhất là những đoạn đường xấu. Chính vì thế, chúng ta cũng phải định kỳ kiểm tra hệ thống treo. Nên kiểm tra tổng quát tình trạng hệ thống treo mỗi khi bảo dưỡng định kỳ để phát hiện những dấu hiệu hư hỏng và kịp thời khắc phục. Một số chi tiết cần kiểm tra ở hệ thống treo như phuộc xe, rô tuyn cân bằng, các cao su chịu lực…
Kiểm tra tổng quát hệ thống treo mỗi khi bảo dưỡng định kỳ
Bạc đạn bánh xe: Bạc đạn bánh xe sử dụng ma sát lăn, giúp bánh xe quay nhẹ nhàng và êm dịu hơn khi xe vận hành. Sau một thời gian sử dụng, bạc đạn có thể khô mỡ bôi trơn dẫn đến mòn bi và bi rơ và phát ra tiếng lào xào khi bánh xe quay. Theo lịch bảo dưỡng định kỳ của hãng toyota, chúng ta nên bảo dưỡng bạc đạn bánh xe định kỳ sau 40.000 km để đảm bảo tình trạng làm việc của chi tiết này.
Leave a Reply